Thứ hai, 20/05/2024 | 00:05
RSS

Kháng thể là gì? Vai trò của kháng thể đối với sức khỏe và bệnh tật

Thứ tư, 08/05/2024, 16:51 (GMT+7)

Kháng thể là một yếu tố của hệ đề kháng cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật và duy trì sức khỏe. Vậy kháng thể là gì, có ở đâu, hoạt động như thế nào và làm sao để tăng cường kháng thể tự nhiên?

Kháng thể là gì? Có những vai trò gì trong cơ thể

MỤC LỤC: 
Kháng thể là gì?
Vai trò và chức năng của kháng thể
Xét nghiệm kháng thể là gì?
Các biện pháp tăng cường kháng thể
Bổ sung kẽm – giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng

Kháng thể là gì?

Kháng thể hay immunoglobulin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các kháng thể nhận biết những kẻ xâm lược truyền nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn và vi rút, và loại bỏ chúng.

Kháng thể là một loại protein phát triển để đáp ứng với tác nhân xâm lược từ bên ngoài (kháng nguyên). Kháng nguyên có thể là protein, lipid, carbohydrate hoặc axit nucleic.

Một số kháng thể được gọi là globulin miễn dịch, được sản xuất khi có sự xâm nhập của kháng nguyên (chất gây miễn dịch).

Kháng thể có ở đâu?

Một protein được sản xuất bởi tế bào lympho B (tế bào B) để đáp ứng với kháng nguyên. Các kháng thể liên kết và giúp tiêu diệt các kháng nguyên.
 
Các tế bào B chuyên biệt có thể giải phóng ra hàng triệu kháng thể vào hệ thống máu và bạch huyết khi có kích thích.

Kháng thể có ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, bao gồm da, phổi, nước mắt, nước bọt và thậm chí cả sữa mẹ.

Các loại kháng thể và cấu trúc

Có 5 loại kháng thể chính, được phân loại dựa trên cấu trúc và vị trí, bao gồm: Globulin miễn dịch G (IgG), Globulin miễn dịch A (IgA), Globulin miễn dịch M (IgM), Globulin miễn dịch D (IgD) và Globulin miễn dịch E (IgE).

Cấu trúc cơ bản của tất cả các kháng thể đều giống nhau. Các protein hình chữ Y, gồm bốn chuỗi polypeptide được liên kết với nhau bằng liên kết disulfide tạo cấu trúc đối xứng. 

Các loại kháng thể có trong cơ thể

Vai trò và chức năng của kháng thể

Kháng thể là thành phần thiết yếu của phản ứng miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh tật, trong khi kháng nguyên thường gây ra bệnh.

Tương tác kháng nguyên - kháng thể

Kháng thể và kháng nguyên tương tác với nhau bằng sự bổ sung về mặt không gian (ổ khóa và chìa khóa).

Vị trí của kháng thể có chứa trình tự gen đặc biệt, có ái lực cao với thụ thể liên kết trên bề mặt kháng nguyên. Điều này giúp kháng thể dễ dàng tiếp cận, gắn vào và tiêu diệt kháng nguyên.

Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên là các liên kết yếu và lỏng lẻo, có thể bị đảo ngược dễ dàng. Điều này dẫn đến việc phản ứng chéo giữa các kháng nguyên khác nhau có ái lực tương đối khác nhau.

Vai trò miễn dịch của kháng thể

Mỗi loại kháng thể thường đảm nhận những chức năng miễn dịch nhất định.

  • Globulin miễn dịch G (IgG)

IgG là kháng thể nhỏ nhất và phong phú nhất trong hệ thống, bao gồm khoảng 80% globulin miễn dịch.

Đây là kháng thể duy nhất có thể di chuyển qua nhau thai từ cha mẹ sang thai nhi. Điều này cung cấp khả năng miễn dịch thụ động tự nhiên cho thai nhi.

IgG là một kháng thể có mục đích chung, bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm hoạt động trong máu và mô. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập khả năng miễn dịch sau nhiễm trùng.

  • Globulin miễn dịch A (IgA)

IgA là kháng thể phổ biến thứ hai, chiếm khoảng 10-15% trong số globulin miễn dịch.

Chúng thường được tìm thấy trong các chất tiết của cơ thể như sữa non (sữa đầu), nước bọt, mồ hôi và nước mắt.

IgA hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên cho bề mặt niêm mạc tiếp xúc với kháng nguyên. Nó ngăn chặn sự gắn kết của vi khuẩn và vi rút vào các tế bào biểu mô của cơ thể.

Kháng thể IgA cũng hoạt động bằng cách trung hòa độc tố vi khuẩn và virus.

  • Globulin miễn dịch M (IgM)

IgM là kháng thể có kích thước lớn nhất nhưng chỉ chiếm 10% tổng số globulin miễn dịch. Nó tương đối nặng hơn các kháng thể khác.

IgM là kháng thể sớm nhất mà thai nhi tạo ra trước khi sinh, hiện diện phần lớn trong không gian nội mạch và chịu trách nhiệm bảo vệ chống nhiễm trùng máu.

Đây là lý do tại sao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường liên kết tình trạng thiếu IgM với nhiễm trùng máu.

  • Globulin miễn dịch D (IgD)

IgD ít phổ biến hơn so với các loại globulin miễn dịch khác, có trong các mô lót ở ngực và bụng. Mặc dù vai trò của IgD trong phản ứng miễn dịch vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ IgD cao ở những người mắc các bệnh tự miễn viêm như bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

  • Globulin miễn dịch E (IgE)

IgE là kháng thể ít phổ biến nhất trong hệ thống, hiện diện ở dạng vết trong huyết thanh.

Nồng độ IgE tăng lên khi cơ thể phản ứng với phấn hoa, lông động vật và bào tử nấm.

Kháng thể phát triển trong niêm mạc đường hô hấp và đường ruột. Chúng cũng đóng một vai trò trong các phản ứng viêm, quá mẫn và nhiễm giun sán.

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể hoặc huyết thanh đo mức độ kháng thể trong máu. Kết quả từ xét nghiệm kháng thể có thể cung cấp các thông tin bao gồm:

  • Sự hiện diện của một nhiễm trùng trong quá khứ
  • Số lượng kháng thể và sự cần thiết của vaccin nhắc lại
  • Khả năng tương thích của các cơ quan, mô và chất lỏng trong ghép tạng
  • Kết quả âm tính có ý nghĩa lớn giúp loại trừ một số bệnh nhiễm trùng

Test kháng thể giúp nhận biết và đánh giá kháng thể trong cơ thể

Các biện pháp tăng cường kháng thể

Tăng cường kháng thể tự nhiên trong cơ thể giúp tăng cường đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật.

Miễn dịch có thể được nâng cao thông qua nhiều biện pháp:

Tiêm vaccin

Tiêm vaccin là cách tạo miễn dịch chủ động và tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả nhất. Có nhiều loại vaccin khác nhau, giúp tạo ra kháng thể chống lại nhiều loại bệnh do virus nguy hiểm ở người.

Thay đổi lối sống

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có khả năng miễn dịch tốt, việc duy trì lối sống khoa học và lành mạnh giúp cơ thể tăng cường được khả năng hấp thu và đề kháng.

Các biện pháp được khuyến nghị bao gồm: tập luyện thể dục, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích, đi ngủ sớm và hạn chế căng thẳng.

Chế độ ăn uống

Bổ sung rau xanh và trái cây giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho miễn dịch cơ thể.

Ngoài ra việc bổ sung lợi khuẩn, omega 3, các aicd béo, kẽm… cũng được chứng minh có hiệu quả đáng kể trong việc tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể.

Bổ sung kẽm – giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng

Kẽm là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò trong nhiều quá trình sinh học khác nhau, đặc biệt là hỗ trợ hệ miễn dịch.

Kẽm là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tăng cường sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào B và tế bào T, và làm tăng khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể đối phó với vi khuẩn và virus.

Kẽm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Kẽm còn giúp tăng cường tái tạo tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch. Việc duy trì mức độ kẽm đủ trong cơ thể giúp tế bào miễn dịch phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn.

Để bổ sung kẽm, cách an toàn, đơn giản và tiện lợi là sử dụng viên uống có chứa kẽm gluconate (zinc gluconate), vì kẽm dạng gluconate dễ hấp thu hơn cả.

Viên uống có chứa kẽm gluconate (ví dụ ZinC Gluconate Nhất Nhất) phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.

 

DS Trần Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại