Thứ bảy, 27/04/2024 | 17:13
RSS

Sa búi trĩ – bệnh tế nhị nhưng nguy hiểm, cần đề phòng

Thứ bảy, 27/04/2024, 17:12 (GMT+7)

Sa búi trĩ (bệnh trĩ sa) là một tình trạng biến chứng của trĩ nội, gây ra cảm giác ngứa, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Tìm hiểu cách xử trí tình trạng sa búi trĩ hiệu quả.

Sa búi trĩ là nỗi ám ảnh với nhiều người

MỤC LỤC: 
Sa búi trĩ là gì?
Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ
Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sa búi trĩ phải làm sao?
Thuốc trĩ Đông y - giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh trĩ

Sa búi trĩ là gì?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng to, sưng tấy ở khu vực lỗ hậu môn hoặc phần dưới trực tràng.

Bệnh trĩ phình ra từ hậu môn được gọi là sa búi trĩ hay trĩ sa, điều này làm cho mô giữ nó ở đúng vị trí bị suy yếu và dễ tổn thương.

Bệnh trĩ sa thường xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi 45-65, đặc biệt ở phụ nư mang thai, người lao động vất vả, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc người cao tuổi.

Các nguyên nhân gây hiện tượng sa búi trĩ là:

  • Tăng áp lực ở vùng hậu môn hoặc trực tràng
  • Mô yếu ở vùng hậu môn hoặc trực tràng
  • Bôi trơn không đủ trong quá trình đi tiêu

Sa búi trĩ không phải là trĩ ngoại. Mặc dù đều đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện búi trĩ bên ngoài hậu môn nhưng sa búi trĩ là tình trạng trĩ nội bị đẩy ra ngoài do áp lực, trong khi đối với trĩ ngoại, búi trĩ thường xuất hiện từ bên ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại và búi trĩ sa

Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất khi sa búi trĩ đó là sự xuất hiện của một khối u hoặc khối phồng nhô ra từ hậu môn.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm:

  • Đi đại tiện đau đớn
  • Ngứa rát quanh hậu môn
  • Chảy máu từ hậu môn
  • Cảm giác đi tiêu không hết sau khi đi đại tiện
  • Cảm giác đầy ở trực tràng
  • Chất nhầy chảy ra từ hậu môn
  • Sưng, viêm và đau ở vùng trực tràng
  • Sa búi trĩ thường rất đau và nhạy cảm, gây bất tiện rất lớn cho việc đi lại, nghỉ ngơi và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu sa búi trĩ

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh trĩ và sa búi trĩ có thể được quản lý và điều trị bằng nhiều phương pháp như thuốc đặt, thuốc bôi, phẫu thuật cắt bỏ. Hầu hết bệnh nhân có thể sinh hoạt hoàn toàn bình thường ngay sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp và quản lý kịp thời, sa búi trĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Huyết khối quanh hậu môn  
  • Tắc nghẽn: búi trĩ bị mắc kẹt trong các cơ hậu môn gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu, dẫn đến hoại tử và đau đớn dữ dội
  • Chảy máu hậu môn
  • Mất máu, tụt huyết áp gây chóng mặt, hoa mắt
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao

Sa búi trĩ phải làm sao?

Việc kiểm soát bệnh trĩ sa thường được kết hợp đồng thời giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Phẫu thuật cắt bỏ được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống

Điều trị sa búi trĩ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn ngừa tái phát hiệu quả.

Các biện pháp thay đổi lối sống được khuyến nghị bao gồm tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng khi đi vệ sinh và tránh các loại thuốc có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc điều trị sa búi trĩ

Các thuốc điều trị hiện nay đa phần có công dụng làm giảm triệu chứng, chống chảy máu và cải thiện sức bền thành mạch.

Chúng thường được cung cấp dưới hình thức như thuốc đạn đặt hậu môn, thuốc mỡ và kem bôi da không kê đơn.

Can thiệp ngoại khoa  

Một số trường hợp trĩ nặng, việc dùng thuốc đơn thuần không giúp giảm khó chịu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ thực hiện các can thiệp ngoại khoa để xử lý búi trĩ sa.

Một số biện pháp thường được sử dụng là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Thắt động mạch trĩ
  • Thủ tục điều trị trĩ bằng laser (LHP)

Thuốc trĩ Đông y - giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh dễ tái phát, do đó xu hướng điều trị hiện nay được nhiều người tin chọn là sử dụng thuốc Đông y có đặc tính an toàn và hiệu quả lâu dài.

Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ với thành phần gồm các dược liệu như Đan sâm, Trần bì, Cam thảo, Đương quy, Bach truật, Sài hồ… có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, co búi trĩ, làm bền thành mạch và ngăn ngừa tái phát trĩ hiêu quả.

Hiện nay, cùng với kỹ thuật bào chế và sản xuất hiện đại, bài thuốc này đã được đưa vào ứng dụng và sản xuất dưới dạng viên nén nhỏ gọn, thuận tiện khi sử dụng.

Với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, Thuốc trĩ Đông y dạng viên nén được sử dụng rộng rãi, dùng để điều trị các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Thuốc trĩ Đông y dạng viên nén (ví dụ: Thuốc Trĩ Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
 
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại