Thứ hai, 20/05/2024 | 02:05
RSS

Đau cách hồi: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm!

Thứ tư, 08/05/2024, 16:51 (GMT+7)

Đau cách hồi (cơn đau ở chân hoặc cánh tay) có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đề phòng. Tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị đau cách hồi, ngăn ngừa biến chứng.

Đau cách hồi thường xuất hiện ở bắp chân và chi dưới

MỤC LỤC: 
Đau cách hồi là gì?
Nguyên nhân gây đau cách hồi
Các triệu chứng đau cách hồi
Biến chứng của cơn đau cách hồi
Điều trị cơn đau cách hồi
Tăng cường lưu thông máu nhờ Thuốc hoạt huyết Đông y

Đau cách hồi là gì?

Đau cách hồi là cơn đau thường xuất hiện ở chân hoặc cánh tay khi hoạt động và cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cơn đau thường bắt nguồn do quá ít lưu lượng máu đến chân hoặc cánh tay. 

Nguyên nhân gây đau cách hồi

Đau cách hồi thường là một triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên. Các động mạch ngoại vi là các mạch lớn cung cấp máu đến chân và cánh tay.

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý mạch vành phổ biến, thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh là do các động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn ở chân hoặc trong động mạch chủ. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ ở bắp chân, đùi hoặc mông. Lưu lượng máu giảm có thể gây ra cơn đau dẫn đến cơn đau cách hồi.

Sự tắc nghẽn thường xảy ra do các động mạch bị hẹp và cứng (xơ vữa động mạch). Điều này là kết quả của quá trình tích lũy mảng bám bên trong lòng động mạch. Mảng bám có thành phần bao gồm chất béo, cholesterol, canxi và các chất dư thừa trong máu.

Tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến động mạch tim, gây đau ngực hoặc đau tim.

Nguyên nhân gây cơn đau cách hồi

Tắc nghẽn ở chân phổ biến nhất ở đùi và phía sau đầu gối. Trong số ít trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như động mạch chủ, háng hoặc bụng. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau cách hồi bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành và xơ vữa
  • Người trên 50 tuổi hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường
  • Người bình thường trên 70 tuổi
  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Béo phì

Các triệu chứng đau cách hồi

  • Đau, nhức, khó chịu hoặc mệt mỏi ở cơ bắp khi vận động
  • Đau ở bắp chân, đùi, mông, hông hoặc bàn chân, vai, bắp tay và cẳng tay (ít gặp hơn)
  • Cơn đau thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.

Tình trạng và mức độ của các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ở các giai đoạn nặng, đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau cách hồi là những cơn đau xuất hiện khi đi lại và cải thiện khi nghỉ ngơi

Biến chứng của cơn đau cách hồi

Đau cách hồi thường được coi là một cảnh báo về chứng xơ vữa động mạch nghiêm trọng, cho thấy nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Khi không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên trở nặng, có thể khiến vùng da bị tổn thương không lành, mô cơ thiếu dinh dưỡng để hoạt động, dẫn đến hậu quả là phải cắt cụt.

Điều trị cơn đau cách hồi

Tập thể dục

Mục tiêu của việc điều trị đau cách hồi và bệnh động mạch ngoại biên là giảm đau và kiểm soát các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim mạch.

Tập thể dục là một phần quan trọng của điều trị cơn đau cách hồi, giúp giảm đau, tăng thời gian chịu đựng và sức mạnh của các chi.

Việc tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe mạch máu ở các chi bị ảnh hưởng và góp phần kiểm soát cân nặng và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống.

Tập thể dục giúp giảm đau và cải thiện các cơn đau cách hồi

Thuốc điều trị

Các loại thuốc kê đơn hầu hết được chỉ định với mục tiêu kiểm soát cơn đau và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Các thuốc thường được dùng để điều trị đau cách hồi bao gồm:

  • Giảm đau: cilostazol là thuốc được kê đơn giúp cải thiện lưu lượng máu, có thể giảm đau khi tập thể dục và tăng thời gian đi bộ.
  • Kiểm soát cholesterol: ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trong động mạch.  
  • Thuốc hạ huyết áp: giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Thuốc chống tiểu cầu giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc cục máu đông.   

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp bệnh trầm trọng, khi dùng thuốc không có hiệu quả.

Các phẫu thuật được chỉ định thường gồm ạo hình mạch vành, phẫu thuật mạch máu…

Chăm sóc hỗ trợ

Lối sống lành mạnh kết hợp với điều trị đúng cách là cách tốt nhất để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên và các cơn đau cách hồi.

Người bệnh nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Chăm sóc chân
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress
  • Kiểm soát cân nặng và các chỉ số mỡ máu, đường máu
  • Dùng thuốc hoạt huyết Đông y nhằm tăng cường lưu thông máu

Tăng cường lưu thông máu nhờ Thuốc hoạt huyết Đông y

Nguyên nhân chính của cơn đau cách hồi là do sự tắc nghẽn lưu thông máu tại các động mạch tới chi.

Theo Đông y “khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái đó là sức khỏe” nên khí huyết đóng vai trò là vật chất cơ bản nhất quyết định sự sống. Mọi vấn đề sức khỏe, đều liên quan đến khí huyết, mọi bệnh tật đều do khí huyết mà ra.

Khí huyết không thông là do cơ thể suy nhược, âm dương mất cân bằng, khí huyết ngưng trệ thành ứ, tích tụ các chất tại thành mạch, là nguyên nhân chính gây xơ vữa các mạch máu.

Các vị bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu biểu trong Đông y bao gồm: Đương Quy, Ích Mẫu, Ngưu Tất, Thục Địa, Xích Thược, Xuyên Khung…

Đương Quy hoạt huyết, bổ khí huyết, thông kinh lạc; Thục Địa, Xích Thược, Ích Mẫu giúp thông huyết, lương huyết, dưỡng huyết, sinh tân dịch; Ngưu Tất bổ can thận, mạnh gân cốt, Xuyên Khung có công dụng trừ phong, giảm đau, giảm co thắt, an thần.

Sự kết hợp các vị thuốc này trong bài thuốc Đông y mang tới hiệu quả toàn diện: tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng các tạng và sản sinh tân dịch nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể, mạnh gân cốt, trừ phong, giảm đau hiệu quả trong các trường hợp đau do thiếu khí huyết, đau thần kinh tọa.

Kế thừa tinh hoa bài thuốc cổ phương, sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO tuyển chọn từ những nguồn dược liệu tinh túy và chất lượng, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc thích hợp dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi; giảm đau mỏi, tê bì chân tay; hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cục máu đông, dự phòng đột quỵ.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén (ví dụ: Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

 

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại